Tìm kiếm

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 72 Trang | KINH TẾ | LUANVAN.VN CHIA SẺ LUẬN VĂN, TÀI LIỆU, ĐỀ TÀI THAM KHẢO

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Đất đai là
tài sản vô cùng quý giá đối với con người; từ ngàn xưa cha ông ta đã từng nói:
Tấc đất - Tấc vàng!.
Ngày nay,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang chuyển
mình mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có “Thị trường BĐS” đang
thu hút mạnh mẽ đối với nhiều tổ chức và cá nhân, cùng nhau cạnh tranh nhằm
khai thác các giá trị tiềm tàng của đất.
“Thị trường
BĐS” mà trong đó các tổ chức và cá nhân thực hiện những giao dịch, mua bán liên
quan đến BĐS, được diễn ra thông qua nhiều hình thức; trong đó “BĐG QSD đất”
mới chỉ được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây.
Xã hội ngày
càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên, đó là đòi hỏi tất
yếu. Ở các TP lớn nói chung và Thủ đô HN nói riêng các hoạt động  liên quan đến đất đai cũng diễn ra rất đa
dạng, phức tạp. Nhiều giao dịch về bất động sản được thực hiện “ngầm
không qua sự quản lý của Nhà nước; các “giao dịch ảo” về đất đai làm cho
giá đất trong “Thị trường BĐS” khi tăng, khi giảm bất thường gây nên những khó
khăn trong công tác quản lý đất đai, chưa khai thác được giá trị đích thực của
đất. Bởi vậy, “BĐG QSD đất” được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đặt
dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước là một trong những hình thức giao dịch về
BĐS cần phải được phát huy nhiều hơn trong thực tiễn.
Trong hệ
thống pháp luật nước ta hiện nay, pháp luật về BĐG QSD đất còn rất nhiều bất
cập và hạn chế. Hiện nay Việt Nam chưa có một đạo luật riêng nào điều chỉnh
trực tiếp về lĩnh vực này.
Vì chưa có
sự quan tâm một cách thỏa đáng về pháp luật BĐG QSD đất; mặt khác, việc nghiên
cứu cũng chưa đạt tới độ sâu sắc và toàn diện nên dẫn đến hậu quả là việc hiểu
sai lệch về pháp luật BĐG QSD đất hoặc bị lợi dụng trong tổ chức và thực hiện
BĐG QSD đất, gây thất thoát cho Nhà nước, không bảo vệ được các quyền lợi chính
đáng của công dân.
Yêu cầu đặt
ra là phải nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện  về pháp luật BĐG QSD đất; từ đó đưa ra những
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức,
thực hiện pháp luật BĐG QSD đất.
 Đứng trước đòi hỏi về mặt lý luận và thực tiễn
của vấn đề trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Bán đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội
” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
          BĐG QSD đất là vấn đề mới
mẻ; thực tiễn BĐG QSD đất diễn ra rất phong phú, phức tạp và còn nhiều vướng
mắc. Cho đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về BĐG TS nói chung mà
chưa có công trình nào nghiên cứu về BĐG QSD đất, như: Giáo trình Luật dân sự -
Đại học Luật HN 2005, chương VII, phần IV; “ Pháp luật về BĐG TS tại Việt Nam”;
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Úy, bảo vệ tại Trường Đại học
Luật HN, năm 2003...Ngoài ra có một số bài báo, bài viết đề cập ở những khía
cạnh thực tiễn hoạt động BĐG QSD đất ở một số địa phương, mới chỉ phản ánh một
cách chung chung mà chưa đưa ra những nội dung có tính kết luận khoa học.
Vì vậy, Bán đấu giá quyền sử dụng đất
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
là đề tài đầu tiên nghiên cứu ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ
Luật học.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Trong khuôn khổ của một luận văn Luận văn Thạc sĩ, tác
giả đề cập đến một số vấn đề lý luận về BĐG QSD đất; những quy định pháp luật
về BĐG QSD đất; thực trạng hoạt động BĐG QSD đất trên địa bàn TPHN, trong đó
tập trung vào giai đoạn từ khi Nhà nước ta ban hành BLDS năm 1995 đến nay. Hình
thức tổ chức và hoạt động BĐG QSD đất được tác giả tập trung nghiên cứu là BĐG
QSD đất có thu tiền để xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng trên địa bàn Thủ đô do
UBND cấp có thẩm quyền tiến hành.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp luận khoa học được sử dụng chung trong cả quá
trình nghiên cứu Luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy
vật lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích,
khảo sát, chuyên gia, so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề đã nêu lên trong Luận
văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
Luận văn nhằm nêu lên và củng cố một số vấn đề lý luận cơ
bản về BĐG QSD đất; đánh giá thực trạng pháp luật về BĐG QSD đất; thực tiễn
hoạt động BĐGQSD đất trên địa bàn TPHN; đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật, những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và thực hiện BĐG QSD đất
trong phạm vi cả nước nói chung và địa bàn TPHN nói riêng.
Đề tài này sau khi được bảo vệ sẽ là tài liệu tham khảo
phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập môn học Luật dân sự ở các trường có giảng
dạy pháp luật; đồng thời là tài liệu để các cơ quan chức năng trên địa bàn TPHN
tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động BĐG QSD đất.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.
          Luận văn có những điểm mới
về mặt khoa học sau đây:
          - Trình bày một cách hệ
thống một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật BĐG QSD đất; làm rõ những vấn
đề có tính chất đặc thù của quan hệ mua bán TS thông qua hình thức BĐG, đặc
biệt đối với TS là QSD đất.
          - Đưa ra những kết luận đánh
giá những ưu điểm, bất cập của pháp luật hiện hành ở nước ta về BĐG QSD đất.
          - Tổng kết một cách hệ thống
thực tiễn áp dụng pháp luật về BĐG QSD đất trên địa bàn TPHN trong thời gian
qua, đặc biệt từ năm 2002 (năm thí điểm thực hiện BĐG QSD đất trên địa bàn HN)
đến nay.
          - Nêu những kiến nghị về
phương hướng hoàn thiện pháp luật về BĐG QSD đất, những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực tiễn BĐG QSD đất trong phạm vi cả nước và trên địa bàn TPHN.
6. Cơ cấu của luận văn gồm:
- Lời
nói đầu.
- Chương 1.  Một số vấn đề lý luận về Bán đấu giá quyền sử
dụng đất.
- Chương 2. Thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật về Bán đấu giá 
quyền sử dụng đất trên địa bàn TPHN.
- Chương 3. Phương hướng, giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động BĐG QSD đất trên địa bàn
TPHN.

- Kết luận.

- Danh mục tài liệu tham khảo.